Hướng dẫn sử dụng phân bón lá A2 cho cây vải thiều

Vải thiều còn có tên gọi là Lệ Chi là loại quả vải nổi tiếng ở Thanh Hà, Hải Dương. Đây là Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây).

Hiện nay cây vải được trồng phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích năm 2008 là 14.250 ha với sản lượng 58.000 tấn nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là 2 huyện Thanh Hà (47%) và Chí linh (43%). Đối với Thanh Hà, cây vải là cây trồng chủ lực, chiếm 2/3 diện tích canh tác, là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Toàn bộ diện tích vườn tạp ở đây đã được cải tạo để trồng vải, diện tích cây vải ở Thanh Hà phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và diện tích hiện nay là 6.745 ha, sản lượng 25.000 tấn. Tuy nhiên do chi phí sản suất tăng, giá sản phẩm lại giảm cùng với những khó khăn về thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến, một số vùng nông dân đã bỏ vườn, không chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, dẫn đến sản lượng trong 3-4 năm trở lại đây giảm tới 25-30% so với những năm trước, kèm theo đó là chất lượng quả vải cũng đi xuống theo thời gian.

Theo lời mời của ông Nguyễn Văn Cương, Ngày 6/3 vừa qua chúng tôi có dịp về thăm làng Thiều nay đổi tên thành làng Tiên Kiều, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục các hiện tượng như vải bị sâu bệnh tấn công nhiều, năng suất giảm và không ổn định, chi phí đầu vào tăng cao, quả thường bị rụng nhiều ảnh hưởng đến năng suất…

Sau quá trình trò chuyện và trao đổi với người dân nơi đây, chúng tôi đã bước đầu xác định được các nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên. Tôi xin được nêu và phân tích một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Do các điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau như: giá thành giảm, chi phi tăng cao, chất lượng quả vải đi xuống nên một số chủ vườn đã bỏ vườn, ít chăm sóc nên cây vải sinh trưởng yếu, còi cọc, phát sinh sâu bệnh nhiều (sâu đo, sâu đục thuân, sâu ăn quả, sâu đục cuống quả, bọ xít, bệnh sương mai, thán thư…) và lây nan thành dịch ra các vườn cây khác. Khi sâu bệnh phát sinh mạnh bà con bắt buộc phải sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV và có chiều hướng tăng về độ độc, kèm theo cách sử dụng thuốc không theo quy trình kỹ thuật(nguyên tắc 4 đúng) dẫn đến hiệu quả diệt trừ sâu bệnh không cao mà còn để lại gánh nặng ô nhiễm môi trường. Hiện nay đến mùa phun thuốc BVTV gần như các loài thiên địch trên vườn Vải đã không còn nhiều, nghề nuôi ong kết hợp với trồng vải vì lẽ đó cũng không thể song song tồn tại do bà con phải sử dụng thuốc BVTV một cách thụ động. Mà khi bà con dùng nhiều thuốc BVTV thì sự phát sinh dịch sâu bệnh hại ngày càng trở nên mạnh mẽ, hiện tượng kháng thuốc thường xuyên xảy ra dẫn đến lượng thuốc BVTV năm sau bao giờ cũng nhiều hơn năm trước, từ đó làm chất lượng quả vải giảm đi đáng kể đồng thời chi phí về thuốc BVTV, công phun ngày một tăng cao. Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến người trồng vải không có lãi cao trong những năm gần đây.

Thứ hai: Đa số các cây vải trong vườn tại Thanh Hồng-Thanh Hà đều có chiều cao trên 5-6m cá biệt có những cây cao trên 6m. Đây là những cây vải trồng từ những năm 1996-1998 tính đến nay đã gần 20 năm. Do bà con ít đốn phớt, cắt tỉa sau mỗi vụ thu hoạch nên chiều cao của cây tăng dần qua các năm điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây, cây dễ phát sinh và lây nan sâu bệnh đặc biệt rất khó chăm sóc và thu hái nhất là khi phun thuốc BVTV, do đó hiệu quả diệt trừ sâu bệnh không cao. Ngoài ra khi bà con để tán cây cao quá sẽ rất lãng phí dinh dưỡng và năng lượng của cây đặc biệt trong thời kỳ đậu quả và phát triển quả. Do hiện nay bà con thường bón các loại phân khoáng qua đất, chúng tan rất nhanh trong đất và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định,  nếu quãng đường vận chuyển dinh dưỡng từ bộ rễ nên các bộ phân trên mặt đất dài quá(cây cao) sẽ mất thời gian dài hơn và tiêu tốn năng lượng của cây mạnh hơn do đây là quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng từ rễ lên các bộ phận trên mặt đất là quá trình vận chuyển chủ động(ngược chiều Gradien nồng độ). Điều này làm suy kiệt sức lực của cây qua đó gây thiếu hụt dinh dưỡng cục bộ qua các thời kỳ phát triển quả, nếu gặp đúng giai đoạn cây đang đậu quả và bắt đầu phát triển quả sẽ gây nên hiện tượng rụng quả sinh lý.

Thứ ba: Trong những năm gần đây bà con rất ít sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh nên đất đai thoái hóa, đất thường bị dí chặt không thông thoáng, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cây, từ đó ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và nước để nuôi quả.

Thứ tư: Ở các vùng trồng vải nói chung bà con thường phải hãm lộc đông bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau(tham khảo thêm phần 1: “hạn chế lộc đông trên cây vải”), một trong các biện pháp đó chính là khoanh vỏ cây để hạn chế dinh dưỡng và nước lên các bộ phận trên mặt đất. Biện pháp này nếu được thực hiện đúng thời điểm sẽ rất hiệu quả trên những cây sinh trưởng mạnh, tuy nhiên hạn chế của biện pháp này chính là khả năng cung cấp dinh dưỡng để nuôi quả ở những giai đoạn sau của cây. Vì khi chúng ta khoanh vỏ cây có nghĩa là đã hạn chế một phần dinh dưỡng nhựa luyện do cây tổng hợp từ bộ lá(do hoạt động quang hợp)xuống các bộ phận dưới mặt đất (bộ rễ) làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của bộ rễ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, nước trong suốt quá trình nuôi quả gây ra hiện tượng rụng quả sinh lý do thiếu dinh dưỡng đặc biệt là các chất khoáng như Ca, S, Mg…

Thứ năm: Hiện nay trong quá trình chăm sóc cây vải bà con thường không biết lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp đặc biệt khâu khó nhất chính là làm thế nào để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây? Làm thế nào để cân bằng lượng dinh dưỡng bón cho cây? Khi lượng dinh dưỡng đầu vào được bón đúng lúc, đúng phương pháp sẽ là tiền đề cho cây phát triển tốt, cây có sức đề kháng cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của môi trường.

Giải pháp khắc phục mang tính bền vững: Ứng dụng phân bón sinh học A2

Giải pháp để khắc phục được hầu hết các nguyên nhân trên đó chính là việc ứng dụng các phân bón sinh học đặc biệt là phân bón lá A2, vì đây là loại phân bón có chứa đầy đủ các thành phần mà cây ăn quả rất cần cho khả năng ra hoa, kết quả, hạn chế hiện tượng ra hoa-quả cách năm, tăng sức đề kháng cho cây trồng, cây ít sâu bệnh, hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý vì tinh chất cung cấp dinh dưỡng nhanh, đầy đủ, cân bằng và kịp thời nên hiện nay trong kỹ thuật làm vườn phân bón sinh học A2 đang được coi là một hướng đi mới, một giải pháp toàn diện và hiệu quả góp phần tạo nên một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Hướng dẫn sử dụng phân bón lá A2 cho cây Vải thiều:

Sử dụng 100ml phân bón sinh học A2 với 200-300 lít nước phun theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây như sau:
+ Thời kỳ phát triển lộc: Phun theo các đợt lộc, mỗi đợt lộc 1-2 lần, cách nhau 5-7 ngày/lần.
+ Thời kỳ trước khi ra hoa 10-15 ngày(thời kỳ phát sinh chân chó): phun 1 lần.
+ Thời kỳ đậu quả(quả nhỏ kích thước bằng hạt đậu xanh): phun 1-2 lần, cách nhau 7-10 ngày.
+ Thời kỳ nuôi quả, phát triển quả: phun định kỳ, cách nhau 15 ngày. Phun đến khi quả già và bắt đầu chín.
+ Sau thu hoạch: Sau khi cắt tỉa, tạo tán phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Mục đích phục hồi cây.
+ Phòng trừ nấm bệnh, nâng cao chất lượng quả: quả sáng bóng giảm bệnh nấm sương mai, thán thư…

Chúc bà con thành công !

Hướng dẫn sử dụng phân bón lá A2 cho cây vải thiều
4.3 (86.67%) 3 vote[s]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979030303
Chat Facebook
Gọi điện ngay