Lợn bị ho chữa trị như thế nào ? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi thường gặp thời gian gần đây.
Lợn bị ho chữa như thế nào ?
Thời gian gần đây rất nhiều bà con ở các tỉnh phía Bắc thường hỏi về các bệnh thường gặp trong chăn nuôi lợn, rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề lợn bị ho. Một số câu hỏi chúng tôi đã nhận được như:
1-Đàn lợn 30 kg, 1 con bị ho đã nửa tháng nay, ho nhiều vào ban đêm, đã dùng thuốc, cứ đỡ vài ngày lại bị lại. (Vũ Văn Nho – Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội)
2-Lợn bị sốt, thở khó, nằm dài, bại liệt, bỏ ăn và chết, mổ ra thì thấy một bên phổi bị thâm đen, một bên có bọt màu hồng, gan thâm đen, thận bị sưng ( Nguyễn Văn Phu – Hoàng Phụ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
3-Lợn nái 15 ngày nữa là đẻ nhưng đang bị ho, vẫn ăn bình thường, có lây sang những con khác (Nguyễn Duy Mạnh – Bình Dương, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
4-Lợn nái phối giống được hơn 10 ngày, hiện đang bị ho, xin hỏi như thế có ảnh hưởng đến lợn con hay không, cách điều trị như thế nào (Phạm Khánh Đinh tại Thanh Hà , Hải Dương)
5-Lợn bị ho gần 1 tháng, ăn uống bình thường đã tiêm thuốc thú y nhưng không có tác dụng, xin hỏi cách khắc phục như thế nào? (Đinh Ngọc Việt – Yên Lãng, Thanh Sơn, Phú Thọ).
Sau đây chúng tôi đưa ra giải pháp khắc khục như sau:
Thực ra lợn bị ho do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất: Do phổi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus
Thứ hai do Thời tiết khí hậu không thuận lợi: gió nhiều, lạnh, đang nắng to gặp thời tiết mưa lạnh đột ngột.
Thứ ba: Do Chuồng nuôi chật, không thoáng khí và nhiều bụi, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối, lợn bị Stress…
Thường lợn bị bệnh ở phổi sẽ ho nhiều vào ban đêm, khi ho sẽ kéo dài, thở mệt, thở bụng, và có dấu hiệu khó thở, lợn có thể chảy nước mũi đục.
Các trường hợp heo ho do thời tiết, bụi,.. có thể nhầm với với ho do bị bệnh phổi, nhưng ho ít hơn, thở khó không rõ. Khi giữ ấm, tránh gió, chú ý cho ăn ướt sẽ giảm ho ngay.
Lưu ý: Khi lợn đã bị mắc bệnh viêm phổi(nhiễm khuẩn hoặc siêu vi khuẩn) cộng thêm Thời tiết chuyển lạnh đột ngột là điều kiện thuận lợi để bệnh suyễn, bệnh viêm phổi phát sinh, phát triển mạnh trên đàn lợn, tình trạng bệnh khó kiểm soát. Lợn nái đang mang thai bị bệnh này thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con sau này.
Bà con cần chữa trị theo phác đồ sau đây:
– Khử trùng chuồng trại, chuồng thông thoáng sạch sẽ.
– Dùng thuốc tiêm TIAMULIN 10% 1ml/10kg thể trọng
– Thuốc TYLOSIN – 20% 1ml/20 kg thể trọng
(Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc khác như: Streptomycin, Erytromycin hoặc Camplyptin).
Tiêm mỗi ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày, nghỉ 3 ngày sau đó tiêm cho đến khi hết triệu chứng. Chú ý cho lợn nghỉ ngơi, ít vận động mạnh.
Kết hợp sử dụng các chất bổ dưỡng để phục hồi thể trạng lợn như: Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, B-COMPLEX, VITAMIN A, D, E, B1.
Nếu lợn bị họ nhẹ thì chưa cần tiêm, bà con có thể sử dụng thuốc Baci super 2% cho lợn uống hoặc trộn thức ăn trong 3-5 ngày, các triệu chứng ho sẽ thuyên giảm, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phục hồi thể trạng và tăng sức đề kháng.
KS. Phạm Công Khải – Chúc bà con thành công !