Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh như vậy khi bàn về các giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường đến năm 2015 và định hướng giai đoạn 2016 – 2020.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, nước sạch, vệ sinh môi trường là rất quan trọng, đảm bảo chất lượng cuộc sống và bền vững giống nòi. Điều này đang bị đe dọa nghiêm trọng khi ngay cả Thủ đô Hà Nội cũng có nơi nước nhiễm Asen, hay như nước ngầm bị ô nhiễm ở Cà Mau.
“Cần phải đẩy mạnh quyết liệt công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức từ cán bộ tới nhân dân về vấn đề này. Điều này cũng đòi hỏi sự kiên trì bởi nhiều khu vực liên quan tới thay đổi văn hóa, nếp sống sinh hoạt của người dân”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Ngay tại buổi giao ban trực tuyến với các địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng thẳng thắn nhìn nhận, chương trình chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ các cấp, ngành và địa phương.
“Điều này thể hiện ngay trong buổi họp này khi ngay cả Ban chỉ đạo Chương trình cũng không cử đúng thành phần đến dự hay một số địa phương khó khăn cũng không tham dự họp”, Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ, việc bảo dưỡng chất lượng công trình, cung cấp nước còn thấp. Tỷ lệ công trình không hoạt động là 9%, kém hiệu quả là 18%. Như vậy, dù đây chỉ là những công trình quy mô nhỏ những vẫn là gần 1/3 công trình không hoạt động hoặc kém hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6/2014, kết quả đạt được của các vùng miền cho thấy tỷ lệ đạt thấp tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc (cấp nước đạt 80% và vệ sinh đạt 50%), Bắc Trung Bộ (cấp nước đạt 75% và vệ sinh đạt 50%), Tây Nguyên (cấp nước đạt 80% và vệ sinh đạt 50%). Đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, Chương trình về cơ bản có thể hoàn thành các mục tiêu, tuy nhiên mục tiêu cấp nước và vệ sinh trường học và mục tiêu dân số được cấp nước đạt theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế là khó đạt được. Để đạt được 100% các mục tiêu từ nay đến hết năm 2015 cần có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân và khu vực tư nhân.
Dù vẫn tồn tại những hạn chế nhưng Chương trình cũng từng bước hình thành thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn, bước đầu tạo lập được môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý rõ ràng để khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi. Nhiều mô hình tốt về tư nhân tham gia cung cấp nước sạch nông thôn đã xuất hiện ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Hà Nam, Bắc Ninh… Ước tính trên cả nước có khoảng 500 hệ thống cấp nước sạch nông thôn do khu vực tư nhân đầu tư cấp nước cho hơn 500.000 người dân. Theo báo cáo tổng hợp, toàn quốc hiện có khoảng 15.093 công trình cấp nước tập trung với các mô hình quản lý khác nhau như: cộng đồng 48%; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh 19%, tư nhân 11%, UBND xã 12%, doanh nghiệp 5%, HTX 3% và Ban quản lý 2%.
Mục tiêu của chương trình đến năm 2020: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 55% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Bộ Y tế; đảm bảo ít nhất 90% các công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững, gắn với mô hình quản lý hiệu quả; giảm 5% thất thoát nước hệ thống cung cấp nước tập trung. Về vệ sinh 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: Chính phủ sớm ban hành Nghị định về hợp tác công – tư (PPP) làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ưu tiên nguồn vốn (bao gồm cả ODA), đối ứng cho các dự án PPP, phục hồi và nâng cấp các hệ thống cấp nước tập trung, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo.
Trên cơ sở các địa phương đề nghị tiếp tục thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh kế hoạch hành động, tăng chỉ đạo và dành nhiều hơn nguồn vốn đầu tư đối với vùng khó khăn, tránh đầu tư dàn trải.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp chỉ đạo xây dựng chương trình điểm thực hiện các dự án nước sạch theo mô hình PPP; đồng thời xây dựng chương trình chuẩn bị cho giai đoạn 2016 – 2020. Các địa phương đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo quy mô, lợi ích kinh tế để thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án nước sạch./.
“Cần phải đẩy mạnh quyết liệt công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức từ cán bộ tới nhân dân về vấn đề này. Điều này cũng đòi hỏi sự kiên trì bởi nhiều khu vực liên quan tới thay đổi văn hóa, nếp sống sinh hoạt của người dân”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Ngay tại buổi giao ban trực tuyến với các địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 24/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng thẳng thắn nhìn nhận, chương trình chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ các cấp, ngành và địa phương.
“Điều này thể hiện ngay trong buổi họp này khi ngay cả Ban chỉ đạo Chương trình cũng không cử đúng thành phần đến dự hay một số địa phương khó khăn cũng không tham dự họp”, Bộ trưởng bày tỏ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ rõ, việc bảo dưỡng chất lượng công trình, cung cấp nước còn thấp. Tỷ lệ công trình không hoạt động là 9%, kém hiệu quả là 18%. Như vậy, dù đây chỉ là những công trình quy mô nhỏ những vẫn là gần 1/3 công trình không hoạt động hoặc kém hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6/2014, kết quả đạt được của các vùng miền cho thấy tỷ lệ đạt thấp tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc (cấp nước đạt 80% và vệ sinh đạt 50%), Bắc Trung Bộ (cấp nước đạt 75% và vệ sinh đạt 50%), Tây Nguyên (cấp nước đạt 80% và vệ sinh đạt 50%). Đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, Chương trình về cơ bản có thể hoàn thành các mục tiêu, tuy nhiên mục tiêu cấp nước và vệ sinh trường học và mục tiêu dân số được cấp nước đạt theo quy chuẩn 02 của Bộ Y tế là khó đạt được. Để đạt được 100% các mục tiêu từ nay đến hết năm 2015 cần có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của người dân và khu vực tư nhân.
Dù vẫn tồn tại những hạn chế nhưng Chương trình cũng từng bước hình thành thị trường nước sạch và vệ sinh nông thôn, bước đầu tạo lập được môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý rõ ràng để khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi. Nhiều mô hình tốt về tư nhân tham gia cung cấp nước sạch nông thôn đã xuất hiện ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Hà Nam, Bắc Ninh… Ước tính trên cả nước có khoảng 500 hệ thống cấp nước sạch nông thôn do khu vực tư nhân đầu tư cấp nước cho hơn 500.000 người dân. Theo báo cáo tổng hợp, toàn quốc hiện có khoảng 15.093 công trình cấp nước tập trung với các mô hình quản lý khác nhau như: cộng đồng 48%; Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh 19%, tư nhân 11%, UBND xã 12%, doanh nghiệp 5%, HTX 3% và Ban quản lý 2%.
Mục tiêu của chương trình đến năm 2020: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó 55% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Bộ Y tế; đảm bảo ít nhất 90% các công trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững, gắn với mô hình quản lý hiệu quả; giảm 5% thất thoát nước hệ thống cung cấp nước tập trung. Về vệ sinh 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: Chính phủ sớm ban hành Nghị định về hợp tác công – tư (PPP) làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ưu tiên nguồn vốn (bao gồm cả ODA), đối ứng cho các dự án PPP, phục hồi và nâng cấp các hệ thống cấp nước tập trung, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo.
Trên cơ sở các địa phương đề nghị tiếp tục thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh kế hoạch hành động, tăng chỉ đạo và dành nhiều hơn nguồn vốn đầu tư đối với vùng khó khăn, tránh đầu tư dàn trải.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp chỉ đạo xây dựng chương trình điểm thực hiện các dự án nước sạch theo mô hình PPP; đồng thời xây dựng chương trình chuẩn bị cho giai đoạn 2016 – 2020. Các địa phương đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo quy mô, lợi ích kinh tế để thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án nước sạch./.
Hoàng Tùng