Quy trình sử dụng chế phẩm A2 cho cây nấm mèo

QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM A2 CHO NẤM MÈO(MỘC NHĨ)

I – Công dụng

Chế phẩm sinh học a2 làm cho các sợi nấm phát triển nhanh, mạnh và đều, tạo ra cây nấm mập, tai nấm to và dày, màu sắc đẹp (màu hồng thịt đến nâu), hương vị chất lượng tốt, cho thu hoạch sớm và kéo dài thời gian thu hoạch, tăng năng suất 20% trở lên.

II – Cách sử dụng chế phẩm A2 cho nấm  mộc nhĩ (nấm mèo)

a. Xử lý giá thể trồng nấm

* Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa):

  • Tạo ẩm cho giá thể bằng dung dịch có pha chế phẩm A2: Dùng 5ml chế phẩm A2 pha với 10 -15 lít dung dịch nước vôi nồng độ 1 – 2% (cứ 10 lít nước sạch hòa với 100 – 200g vôi bột sẽ tạo được dung dịch nước vôi nồng độ 1 – 2%) pha thêm 100gram đường saccarose còn gọi là đường mía. Lưu ý chỉ nâng độ ẩm giá thể lên 65 – 70% là tối đa. Thông thường cứ 10kg giá thể mùn cưa khô trộn với 6 lít dung dịch đã pha theo tỷ lệ trên là vừa. Ngoài ra có thể bổ sung thêm 50 – 100g đạm Ure/10kg giá thể.
  •  Ủ giá thể: Sau khi đã trộn ẩm, vun mùn cưa lại và ủ thành đống, mỗi đống khoảng 1 tạ trở lên. Duới đáy đống ủ lót một lớp vật liệu dễ thoát nước (dát tre, nứa, cót). Thời gian ủ từ 30 – 45 ngày. Sau khi ủ 15 – 20 ngày đảo đống ủ cho đều, nếu thấy đống ủ thiếu độ ẩm có thể nâng độ ẩm lên 60 – 65% bằng dung dịch đã pha chế phẩm sinh học A2 như trên. Làm như vậy sẽ tạo điều kiện thoáng khí, bổ sung oxi để các vi sinh vật hảo khí hoạt động mạnh và phân hủy nhanh Cellulose, sau đó tiếp tục vun lại và ủ thành đống cho hết thời gian mới đưa vào túi nilông đóng thành bịch rồi đem hấp cánh thủy trong thời gian 4 – 5 giờ, và chú ý nâng nhiệt độ lên 120 – 125oC trong vòng 90 phút.
  • Đối với giá thể là thân cây gỗ: Sau khi khử trùng các đoạn thân gỗ dùng 5ml chế phẩm sinh học A2 pha với 10 lít nước sạch phun đều trên các thân cây gỗ. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1 ngày sau đó mới tiến hành đục lỗ.

b. Thời kỳ ủ sợi nấm(25 – 30 ngày)

  • Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa): Trong thời gian này các sợi nấm  sẽ mọc loang dần ra cả bịch mùn cưa. Sợi nấm  mọc đến đâu thì trắng đến đấy. Khi nào thấy cả bịch mùn cưa trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi. Đến cuối thời kỳ ủ sợi tiến hành rạch túi, rạch xung quanh quanh bịch 4 – 5 vết, mỗi vết dài 4 – 5cm. Lưu ý khi rạch chỉ rạch túi chứ không rạch sâu vào cơ chất (giá thể) của bịch nilong, nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch.
  • Đối với giá thể là thân cây gỗ: Trong thời kỳ này cần giữ ẩm cho thân cây gỗ tạo thuận lợi cho nấm  phát triển. Dùng 5ml chế phẩm sinh học a2 pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều lên thân cây gỗ, cứ 7 – 10 ngày phun một lần tùy vào điều kiện thời tiết, số lần phun còn lại phun bằng nước sạch bình thường.

c. Thời kỳ phát triển sợi nấm (7 – 10 ngày) 

  • Đối với giá thể là mùn cưa (mạt cưa): Sau khi rạch khoảng 1 tuần mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch. Lúc này cần tiến hành phun ẩm liên tục trong nhiều ngày. Dùng 5ml chế phẩm sinh học A2 pha với 10 – 15 lít nước sạch phun đều 1 lượt. cách 7 – 10 ngày phun 1 lượt, các lần phun còn lại phun nước bình thường để duy trì độ ẩm.
  • Đối với giá thể là thân cây gỗ: Sau thời kỳ ủ, sợi nấm  bắt đầu phát triển. Trong thời kỳ này cần tuới ẩm liên tục bằng cách phun dưới dạng sương mù tạo ra môi trường ẩm bão hòa, vì vậy mỗi ngày cần phun ẩm nhiều lần tùy điều kiện thời tiết, không nên để cây gỗ bị khô. Dùng 5ml chế phẩm sinh học A2 pha với 10 – 15 lít nước sạch để phun ẩm cho mộc nhĩ định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Những lần còn lại phun nước sạch bình thường.

* Chú ý:

– Trước khi sử dụng đọc kỹ hướng dẫn, lắc đều chai chế phẩm, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.
– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun sản phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.
– Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều.
– Việc phun nước có pha chế phẩm sinh học A2 chỉ phun 1 lần/ngày và 7 – 10 ngày phun đều 1 lượt vào lúc thời tiết mát mẻ. Số lần còn lại phun nước sạch, số lần phun tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của nấm.
– Luôn chú ý duy trì độ ẩm không khí ở khu vực trồng mộc nhĩ ở mức 80 – 95%, độ ẩm giá thể 60 – 65% là tốt nhất.
– Trong quá trình chăm sóc tuyệt đối không được mở miệng túi nilong để tưới nước vào bên trong, làm như vậy sẽ gây lên hiện tượng sũng nước và thối sợi nấm.
– Sau mỗi đợt thu hái nên ngừng tưới vài ngày. Làm như vậy thì khi tưới ẩm trở lại nấm  sẽ mọc ra to hơn.
– Đối với những túi nấm mang bệnh thì cần tiêu hủy, cách ly khỏi khu vực trồng và không dùng chế phẩm để phun.

Chúc bà con thành công!

Quy trình sử dụng chế phẩm A2 cho cây nấm mèo
5 (100%) 1 vote[s]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979030303
Chat Facebook
Gọi điện ngay