1. Đặt vấn đề
Cây cà chua là loại rau ăn quả quan trọng của nhiều vùng chuyên canh rau và hệ thống luân canh lúa – rau. Đây là loại rau có hiệu quả kinh tế cao, phổ biến nhất ở vụ đông và vụ xuân hè ở nước ta do có cánh sử dụng và chế biến rất đa dạng. Quả cà chua có thể sử dụng để ăn tươi hay chế biến trong bữa ăn, làm nước giải khát hay chế biến thành nhiều sản phẩm thực phẩm đồ hộp khác nhau.
Cà chua được trồng và sử dụng rộng rãi trên thế giới trên 150 năm nay. Theo FAO, năm 2014 có khoảng 114 nước trồng cà chua, năm 2015 diện tích và sản lượng cà chua trên thế giới là 4,57 triệu ha và 124,4 triệu tấn, năm suất trung bình đạt 27,2 tấn/ha.
Trong quả chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: đường, vitamin (A, C, B1, B2, B6), và các chất khoáng quan trọng như: Canxi (Ca), Sắt (Fe), photpho (P), Kali (K), Magie (Mg)…Chính vì vậy mà cà chua được dùng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: nước quả, tương cà chua, nước sốt,…Những sản phẩm chế biến từ cà chua và cà chua tươi là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ mạnh của nhiều nước.
Ở nước ta, cà chua được trồng trên 100 năm nay, dịch tích trồng hằng năm biến động từ 12-13 ngàn ha. Cà chua được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…với diện tích tăng lên hằng năm nhưng năng suất thấp và không ổn định. So với năng suất trung bình của toàn thế giới thì năng suất của cà chua Việt Nam còn thấp đạt khoản 60-65%.
Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất cà chua ở Việt Nam còn thấp là do chưa đảm bảo dinh dưỡng cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao với phẩm chất quả cà chua tốt để đạt hiệu quả sản xuất cao.
Trong thực tế sản xuất có thể sử dụng các loại và dạng phân bón khác nhua, phân bón lá là các loại phân bón sử dụng dưới dạng dụng dịch để tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua thân, lá. Đây là hình thức cung cấp chất dinh dưỡng có giá trị số lượng tuy hạn chế nhưng có tác dụng bổ sung và thúc đẩy việc hút dinh dưỡng qua rễ để cây trồng sinh trưởng phát triển cho năng suất và chất lượng tốt hơn.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón lá A2 cho cây cà chua”.
2. Mục đích, yêu cầu
– Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá A2 tới tình hình sinh trưởng và dịch hại cây cà chua.
– Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá A2 đối với quá trình hình thành năng suất cây cà chua
– Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá A2 đối với chất lượng hàng hóa của cây cà chua.
Mời bà con đón đọc bài viết tiếp theo: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
PSG.TS Nguyễn Như Hà