Hiểu đúng để dùng phân bón lá hiệu quả

Phân bón lá thành phần ra sao? Tác động như thế nào? Sử dụng cách nào là hiệu quả nhất?… là những điều mà người nông dân cần nắm rõ khi chọn dùng các sản phẩm này.

Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng rất cần và thường bị thiếu các chất dinh dưỡng khoáng cho các nhu cầu thiết yếu để phát triển và tạo ra năng suất, chất lượng nông sản.  Các chất dinh dưỡng khoáng trên, cây có thể lấy một phần từ trong đất, nhưng phần lớn phải do người nông dân cung cấp cho cây trồng bằng các loại phân bón khác nhau.

Khoa học và thực tiễn đã xác định rằng:  Cây không chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá, đây là cơ sở khoa học cho việc bón phân vào đất và trên lá.

Biện pháp cung cấp dinh dưỡng trên lá có ưu điểm: rút ngắn quá trình di chuyển của các chất dinh dưỡng ở trong cây, vì dinh dưỡng hấp thu qua rễ cũng chuyển tới lá để tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất; Do được sử dụng trên lá mà nhiều loại hợp chất thiết yếu phức tạp như amino axit,Vitamin (A, C, D…) cây vẫn có thê hấp thu được, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc bón phân; Hơn thế diện tích lá của cây lại nhiều gấp hàng chục lần diện tích rễ cây. Tuy nhiên hình thức hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây có hạn chế về số lượng có thể hấp thu vào mỗi thời điểm, vì phụ thuộc vào dạng, nồng độ và pH của dung dịch dinh dưỡng và tuổi của lá cây trồng. Trong đó nồng độ dung dịch phân bón sử dụng có khả năng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón lá. Nồng độ thấp gây tốn công sử dụng, nồng độ quá cao có thể gây hại cho bề mặt lá và cây.

Phân bón lá là các loại phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch để tưới hoặc phun trực tiếp lên cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá. Trong thành phần của phân bón lá tùy đặc điểm của phân bón được sản xuất,  bên cạnh các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng (N, P, K…) còn thường chứa các chất trung, vi lượng ( Ca, Mg, Si, Zn, Cu, Bo, Mo…) và các chất cần thiết khác, nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời dinh dưỡng khoáng, theo yêu cầu cân đối của cây trồng, tạo khả năng sử dụng hiệu quả phân bón, tăng sức đề kháng và chống chịu cho cây để đạt năng suất cao phẩm chất tốt. Trong một số loại phân bón lá còn có thêm các chất kích thích sinh trưởng thực vật, hay các vi sinh vật hữu ích…tạo khả năng kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu quả, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm…

Vì vậy sử dụng phân bón lá đặc biệt cần thiết và có hiệu quả cao khi: Việc hấp thu dinh dưỡng qua rễ của cây trồng  bị hạn chế (vì lý do nào đó); Cây trồng ở giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao (giai đoạn hình thành sản phẩm của các loại rau…) hay trong điều kiện bất thuận của thời tiết ( rét, hạn, ngập úng, thiếu ánh sáng…) hay sinh trưởng bất thuận của cây trồng ( rễ, lá… bị tác động xấu) . Sử dụng phân bón lá đúng và có hiệu quả không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng nông sản, như phân bón qua rễ mà còn có thể đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong đầu tư phân bón cho sản xuất, do có chi phí mua phân bón này thường không cao.

Sản phẩm phân bón lá trên thị trường hiện nay khá đa dạng về thành phần, tính chất và chủng loại.  Trong sử dụng phân bón lá, nông dân cần lưu ý một số điều sau:

Thành phần, đặc điểm phân bón lá khác nhau thì hiệu quả tác dụng của sản phẩm khác nhau, có sản phẩm chuyên biệt cho từng cây trồng (cây công nghiệp, lúa – rau – màu, cây ăn quả…); có sản phẩm chỉ dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng nhất định…. Do đó, khi mua phân cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì; tránh sử dụng sai phân, phun không đúng liều lượng, không đúng chủng loại cây trồng… gây lãng phí, tốn kém mà còn có thể dẫn tới hậu quả xấu (cháy lá, rụng hoa rụng quả…). Việc sử dụng phân bón lá chứa các chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao, phun liên tục nhiều lần, không đảm bảo thời gian cách ly, hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Không nên sử dụng phân bón lá khi đất bị khô hạn và trời nắng nóng. Nên phun buổi sáng, có nắng nhẹ, khoảng 8 đến 10 giờ sáng hoặc chiều mát là tốt nhất vì lúc này khí khổng lá mở nhiều dễ hấp thu phân, trời cũng chưa nắng gắt, nên phun ướt cả mặt dưới lá. Hòa phân với nước theo đúng nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì vì pha đậm đặc quá dễ bị cháy lá, pha không đúng sẽ giảm hiệu lực của phân. Thời gian và số lần phun cũng phải tuân theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây, hoặc giảm chất lượng nông sản.

Phân bón lá đã được khoa học và thực tiễn trong và ngoài nước chứng minh tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng phân bón lá sẽ giúp nhà nông tiết kiệm chi phí phân bón mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cây trồng cao với phẩm chất tốt, lãi nhiều… Vấn đề là người nông dân cần hiểu rõ thông tin về sản phẩm, chọn nhà sản xuất và sản phẩm có uy tín, sử dụng phân bón đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nhà nông có thể tham khảo và sử dụng dòng sản phẩm phân bón lá A2 được Hội đồng khoa học có thẩm quyền của Bộ NN&PTNT công nhận hiệu quả và cho phép sử dụng rộng rãi trong sản xuất, sản phẩm do công ty CPTM Thanh Niên Việt Nam sản xuất và cung ứng.

Theo “Trần Hưng”

Đánh giá bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979030303
Chat Facebook
Gọi điện ngay