Thời kỳ ra hoa đến hoa nở rộ nếu gặp mưa nhiều, ẩm cao, trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ xuống thấp sẽ thúc đẩy nấm khuẩn gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh gây bệnh thối nhũn hoa, suy giảm chức năng hạt phấn, bệnh diễn biến nặng gây rụng hoa hàng loạt.
Trong nước mưa có hàm lượng acid cao(H+) làm hạt phấn hỏng, nhụy mất chức năng sinh lý. Một vấn đề nữa theo nghiên cứu và tổng hợp thực tế nhiều năm tại các vườn Diễn ở Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh, Phú Thọ…tôi nhận thấy khi điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp theo hướng bất lợi như mưa ẩm kéo dài, thời tiết âm u, thiếu ánh sáng sẽ thúc đẩy quá trình hình thành “tầng rời” làm cho cuống hoa “teo lại” dẫn đến hoa và quả non rụng hàng loạt, rất khó kiểm soát, nhiều chùm hoa rụng 100% số quả. Khi gặp các điều kiện bất lợi về thời tiết, dinh dưỡng, sâu bệnh… “tầng rời” được hình thành, thúc đẩy quá trình rụng hoa quả non, tùy theo điều kiện thời tiết, sức sinh trưởng của cây mà hiện tượng rụng hoa, quả non diễn ra sớm hay muộn.
Thực ra theo phản ứng sinh tồn của cây ăn quả nói chung, sau khi kết thúc quá trình thụ phấn, thụ tinh (thời điểm cánh hoa vừa rụng hết) cây thường có phản ứng “rụng quả sinh lý” để làm giảm bớt áp lực dinh dưỡng cho cây, giúp cho cây có sức đề kháng nhất định để vượt qua những điều kiện bất lợi từ tự nhiên môi trường (điều kiện bất lợi thời tiết, sâu bệnh…). Tuy nhiên thời điểm này cây gặp các điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh hại…thì hiện tượng rụng quả sinh lý trở lên khó kiểm soát, nếu không có các biện pháp kỹ thuật tác động một cách chủ động từ trước thì khả năng mất mùa là rất cao.
Vậy tại sao trong điều kiện thời tiết bất lợi như đã nêu ở trên lại dẫn đến hiện tượng teo cuống, hình thành tầng rời sau vài ngày và như thế hiện tượng rụng quả sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Theo Tôi có nhiều nguyên nhân:
+ Nguyên nhân thứ nhất: Điều kiện bất lợi của thời tiết, kèm nấm khuẩn gây bệnh khiến cho chức năng sinh lý của hoa suy giảm. Khi hoa không còn giữ vai trò di truyền nói cách khác không còn khả năng thụ phấn, thụ tinh thì chúng sẽ bị loại thải và việc hình thành tầng rời là điều tất yếu để loại bỏ những chùm hoa không còn sức sống.
+ Nguyên nhân thứ hai: Do hoa ra quá sai, sức chịu đựng của cây có hạn đặc biệt trong điều kiện bất lợi (nhiệt độ thấp, thừa ẩm) sẽ làm cho bộ rễ thường xuyên phải chịu một áp lực nuôi quả, thân, cành, lá… đấy là chưa kể đến tình trạng bộ rễ, nếu bị nghẹt rễ, thừa ẩm, thiếu oxi thì khả năng rụng hoa, quả non còn khó kiểm soát hơn rất nhiều (vì khi mưa nhiều, đất thừa ẩm khả năng thiếu oxi trong đất luôn luôn ở tình trạng báo động). Do đó việc hình thành tầng rời để loại bớt một phần “cơ thể” để duy sức sống, sự tồn tại của cây cũng là điều bình thường theo quy luật thích nghi của thực vật hai lá mầm.
+ Nguyên nhân thứ ba: Trong nước mưa thường có hàm lượng acid nhất định(H+). Chính hàm lượng acid dù nhỏ này (tích tiểu thành đại) làm cho nhóm tế bào vỏ quả bị acid hóa (cháy quả) từ đó quả không thể phát triển tiếp được (đứng quả), sau một thời gian ngắn chúng cũng sẽ bị rụng.
Ngoài ra lượng acid trong mưa cũng làm cho Canxi trong tế bào tầng rời giảm mạnh (chúng bị hòa tan, bị di chuyển thành những ion linh động). Mà Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng quan trọng cần bổ sung và không thể thiếu ở thời kỳ ra hoa đậu quả đối với bất kỳ cây ăn quả thân gỗ nào. Chúng (Canxi) được xem là một chất keo “xi măng” liên kết chặt chẽ các tế bào tầng rời khiến chúng trở lên bền vững hơn. Do vậy ở thời kỳ phân hóa mầm hoa đến hoa rộ, đậu quả non các nhà vườn cần phải chú ý bổ sung hàm lượng Canxi dễ tiêu kết hợp với các yếu tố vi lượng khác sao cho cân đối phù hợp. Đa số các đạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường bị oxi hóa hoặc bị các acid yếu như acid H2CO3 làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu. Chính vì vậy nhiều bà con trong quá trình chăm sóc vẫn bổ sung Canxi bình thường nhưng lại không đạt được hiệu quả cao, quả non vẫn rụng, vẫn hình thành tầng rời. Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả cần bổ sung các dạng dễ hấp thu, các dạng có tính chất giải phóng Canxi(Ca2+) liên tục trong nhiều thời điểm, ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi. Khuyến cáo ở đây cho bà con thường gặp khó khăn khi bổ sung canxi tại thời điểm này là nên dùng Canxi nano, Nano canxi cacbonate. Hai dạng này vừa bổ sung canxi dễ tiêu một cách liên tục, vừa có khả năng trung hòa mưa acid làm giảm hiện tượng acid hóa hoa và quả non. Nano – canxi cacbonate có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng để trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6. Nano – CaCO3 sử dụng trong phân bón lá làm tăng quá trình quang hợp và bổ sung canxi cho lá cây. Khi ở kích thước nano mét các hạt CaCO3 bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên và giải phóng CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá giúp cây xanh quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng:
Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O (phản ứng trung hòa mưa acid)
Có thể nói Canxi nano giúp cây ăn quả nói chung ngăn chặn hình thành tầng rời một cách chủ động. Do đó việc dùng các dạng Nano canxi là rất cần thiết để bổ sung cho cây trong thời kỳ ra hoa, đậu quả.
+ Nguyên nhân thứ tư: Thời tiết âm u kéo dài, thiếu ánh sáng sẽ làm cho “độ mở” của khí khổng giảm, như thế quá trình hấp thu khí CO2 của cây bị cản trở. Tất cả những điều này sẽ làm giảm hiệu suất quang hợp của cây. Khi hiệu suất quang hợp giảm sẽ kéo theo quá trình vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng về cơ quan dự trữ (hoa, quả) giảm theo làm cho hoa, quả non thiếu dinh dưỡng cục bộ gây ra hiện tượng chậm hoặc ngừng sinh trưởng quả từ đó góp phần tạo nên hiện tượng rụng hoa, quả non.
+ Nguyên nhân thứ năm: Do chăm sóc không đúng kỹ thuật, bón phân không cân đối đầy đủ đặc biệt thừa dinh dưỡng đa lượng sẽ dẫn tới đẩy quả(rụng quả). Bưởi Diễn cùng với cam đường là một loại cây có múi cực kỳ khó tính. Ở thời ra hoa, đậu quả(rụng hết cánh hoa) nếu thừa dinh dưỡng hoặc bổ sung qua lá dinh dưỡng không cân đối sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh trưởng – phát triển: ra tăng (ưu tiên) quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, giảm đột ngột (ức chế) quá trình sinh trưởng sinh thực dẫn đến rụng quả hàng loạt(dinh dưỡng nuôi quả không được ưu tiên).
Như vậy trong kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn nói chung bà con cần phải nắm rõ và hiểu biết những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng quả non để có biện pháp phòng ngừa chủ động.
+ Nguyên nhân thứ sáu: Do phương pháp nhân giống. Thực tế nghiên cứu và theo dõi cho thấy với những giống Diễn được trồng bằng cành chiết thì tỷ lệ đậu quả và giữ quả cao hơn do với Diễn ghép (xét trong điều kiện cùng giống, cùng điều kiện tự nhiên). Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng giống Diễn ghép tuy ban đầu có lợi thế là bộ rễ to khỏe nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển đặc biệt ở thời kỳ ra hoa đậu quả chúng thường có xu hướng sinh trưởng khó “hòa hợp” (đẩy nhau) do cơ thể được ghép từ 2 nguồn cá thể khác nhau cho nên chúng thường xảy ra hiện tượng biến nạp gene nói cách khác sự dung hòa giữa 2 cá thể trong cùng một cây thường khó hơn và phải trải qua nhiều năm. Giống chiết được tách nguyên bộ gen 2n của cây mẹ và không xảy ra tình trạng đẩy nhau nào nên về mặt di truyền sẽ ổn định hơn qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển.
Trong kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả nói chung đặc biệt là cây có múi bà con cần hiểu biết sâu sắc về những nguyên nhân dẫn đến rụng hoa và quả non từ đó đưa ra các biện pháp phòng chủ động, tránh bị mất mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Ks. Khai Pham
mấy ông A2 lấy bài ma ko ghi rõ bản quyền, thông tin tác giả