Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản có từ lâu đời của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay giống bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.
1-Đặc điểm về giống bưởi phúc trạch
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản có từ lâu đời của huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay giống bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.
Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương.
Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm không được xuất khẩu giống.
Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
Một số đặc điểm về giống:
Bưởi Phúc Trạch có dạng hình cầu tròn, cuống quả không lồi, đế hơi lõm, vỏ không trơn, không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả hồng nhạt hoặc trắng trong, khối lượng quả trung bình từ 1,5-2kg, số múi đạt 12 múi/quả, độ Brix đạt 10-12%(độ đường). Bưởi phúc trạch có vị ngọt thanh nhẹ, ngọt mát(ngọt hậu).
Đặc điểm vượt trội của giống bưởi Phúc Trạch so với các giống bưởi khác:
+ Ra hoa đậu quả cùng đợt với các giống bưởi khác(tháng 1-2 âm lịch).
+ Cấu trúc hoa hướng địa nên hạn chế nước mưa xâm nhập làm thối hỏng hoa, sức sống hạt phấn khỏe nên khả năng đậu quả và nuôi quả cao hơn so với các giống bưởi khác.
+ Năng suất quả cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có khả năng kháng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh vàng lá gân xanh(Greening), Tristera(Closterovirus)… đây là một nhóm bệnh do vi khuẩn và virus gây ra, hiện nay nhóm bệnh này gần như không có thuốc chữa, khi cây đã nhiễm bệnh khả năng trị bệnh gần như là không thể vì vậy bệnh này chỉ phòng là chủ yếu.
2-Chọn giống
Cũng giống cây cam, quýt, giống bưởi cũng chủ yếu được chọn tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính (chiết cành, ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định, năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh gân xanh lá vàng, Tristera…
– Cành chiết: Tốt nhất có độ tuổi từ 16 – 18 tháng tuổi, đường kính cành 1,5 – 2,0 cm, cành ở giữa cây và phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh. Không lấy những cành dưới gốc, cành vượt và trên ngọn để làm giống.
– Cây ghép: Mắt ghép phải lấy đúng giống cần chọn, chồi ghép sinh trưởng khoẻ, chiều cao chồi (tính từ điểm ghép trở lên) 30 – 40cm.
3- Thời vụ trồng:
Có 2 thời vụ trồng chính:
– Vụ Xuân: trồng từ tháng 2 – 4
– Vụ Thu đông: trồng từ tháng 8 – 10
4- Chọn và làm đất
Bưởi Phúc Trạch thích hợp với các loại đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đảm bảo các yêu cầu về tưới tiêu nước chủ động, đất có tầng canh tác dày trên 1m, hàm lượng mùn hữu cơ OM = 1,5 – 2% trở lên, nếu đất chưa đạt yêu cầu thì nên cải tạo dần dần qua từng năm.
Vườn phải có quy hoạch thành lô, thửa. Xung quanh lô, thửa trồng nên trồng các loại cây chắn gió, che gió như keo, muồng đen, hồng bì…không nên trồng các cây có múi khác.
Trước khi trồng khoảng 2-3 tháng tiến hành làm đất, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, gốc rễ cây của cây trồng trước đó cần được đào sạch, xử lý đất bằng vôi bột (15-20kg/sào Bắc Bộ). Đào hố trồng và phun các chất xử lý nấm bệnh trước khi trồng khoảng 1-2 tháng.
5- Mật độ và khoảng cách trồng
Tuỳ chất đất, địa hình và điều kiện thâm canh để xác định mật độ trồng bưởi cho thích hợp. Có thể trọn một trong số các mật độ trồng sau đây.
– Khoảng cách 5 x 5 m, mật độ 400 cây/ha (1ha = 10.000m2)
– Khoảng cách 6 x 5 m, mật độ 335 cây/ha.
– Khoảng cách 6 x 6 m , mật độ 280 cây/ha.
6- Đào hố
Đào hố dựa theo mật độ và khoảng cách trồng ở phần trên(Phần 5).
Kích thước hố: Đối với đất vườn liền kề có địa hình bằng phẳng nên đào hố có kích thước: 60-70cm x 60-70cm x 60-70cm. Với vùng đất đồi dốc nên đào kích thước hố trồng: 80cm x 80cm x 80cm.
Đào hố: Khi đào hố chú ý lấy lớp đất mặt đổ sang một bên, lớp đất phía dưới đổ sang bên khác. Mục đích thuận lợi cho sau này lấp đất vào hố, tránh để phần đất phía dưới thường bị chua đẩy lên trên(phần bộ rễ sinh trưởng và phát triển).
7 – Kỹ thuật bón phân lót và lấp đất hố trồng
+ Lượng phân bón lót cho một hố: Phân hữu cơ hoai mục 20 – 30 kg(tốt nhất là phân chuồng), vôi bột 0,7-1kg, Lân supe 0,8-1kg, đạm Urê 0,1 – 0,2kg, Kali sunfat(K2SO4)0,2kg. Có thể bón thay thế phân đơn bằng phân NPK tổng hợp chuyên cho cây ăn quả mỗi hố 0,4-0,5kg(loại phân NPK 16-16-8-13S). Ngoài ra để đất tơi xốp thoáng khí, giàu dinh dưỡng và giàu mùn bà con nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học A2 cứ mỗi hố 3-5ml chế phẩm.
+ Cách bón: Trộn vôi bột với lớp đất phía dưới 1/3 hố, lượng phân còn lại trộn đều với đất mặt đổ vào và lấp hố trước khi trồng 20 – 30 ngày. Chú ý lấp đất vào hố tạo thành mô trồng nổi(cao hơn so với bề mặt 20-30cm).
8 – Kỹ thuật trồng
Cây giống là cành chiết: Đào 1 lỗ 30 x 30 cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu cây rồi đặt nhẹ vào giữa tâm hố, gạt đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu. Dùng cọc và dây mềm cố định cây lại. Khi đặt cây chú ý tư thế của cây sao cho sau này tán cây phát triển thuận lợi, thân chính không bị nghiêng. Trồng xong tưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh (tủ cách gốc 10 cm).
Cây giống là cây ghép: Đào lỗ nhỏ vừa bầu cây giữa tâm hỗ, để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió chính từng mùa để tránh gió làm tách gãy cành ghép.
9- Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng
Sau khi trồng cần tiến hành chăm sóc: tưới, tiêu nước, bón phân thúc qua gốc và phun qua lá để thúc cây sinh trưởng phát triển tốt, cây cân đối. Kết hợp theo dõi và quản lý sâu bệnh(phun phòng trừ sâu bệnh qua các đợt lộc). Cụ thể:
+ Tưới nước giữ ẩm: Sau trồng 2-3 ngày, cây ổn định: tưới nước giữ ẩm, 2-3 ngày tưới một lần sao cho độ ẩm đất đạt 60-70%.
+ Cung cấp dinh dưỡng thông qua bón phân qua gốc và Phun qua lá:
Sử dụng các dòng chế phẩm sinh học A2 để tưới gốc và phun qua lá, giúp cây phân hóa mầm chồi, cành lộc:
Phun qua lá: Dùng 5ml chế phẩm A2 pha với 10-15 lít nước phun đều, phun lướt lên tán lá. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần. Giúp cây phát triển mầm sinh trưởng và tạo cành lộc, cành cấp 1-2…
Bón phân thúc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
Sau trồng 1-2 tháng: dùng 1kg NPK pha loãng với nước tưới đều cho 30 gốc kết hợp dùng 200g NPK bón vãi xung quanh gốc 20 ngày/lần. Bón phân xong phải tưới nước nếu điều kiện thời tiết khô hạn
Làm cỏ: Kết hợp các đợt bón phân để làm cỏ, vệ sinh vườn, cắt tỉa tạo tán, tạo hình cho tán cây phát triển cân đối.
Tưới tiêu:
– Chú ý tưới đủ ẩm cho cây vào những ngày nắng hạn, vì cây còn nhỏ, bộ rễ chưa ăn sâu, chống chịu kém.
– Cần tiêu thoát nước cho vườn cây vào mùa mưa.
Chăm sóc bưởi phúc trạch thời kỳ kinh doanh sử dụng chế phẩm sinh học A2:
Thời kỳ phát triển Lộc(nuôi cành mẹ để phân hóa mầm hoa thuận lợi nhất).
Thời kỳ trước khi ra hoa 15-30 ngày: Tương ứng với thời điểm “Đã” tác động cơ giới để thúc cây phân hóa mầm hoa(xiết nước, chặt rễ non): phun 1-2 lần theo hướng dẫn, tùy theo tình trạng cây trồng. Thời kỳ này cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ mầm hoa(côn trùng, rầy, rệp có thể trích hút phá hoại mầm hoa, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của chùm hoa sau này).
Thời kỳ “kết thúc” quá trình thụ phấn – thụ tinh: Kết thúc thụ tinh, bầu quả bắt đầu hình thành(quan sát thấy quả non, rất nhỏ). Lúc này quan sát thấy các cánh hoa đã rụng hết cần tiến hành phun chế phẩm A2 để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả ngay từ đầu, giảm rụng quả sinh lý.
Thời kỳ nuôi quả và phát triển quả: Phun chế phẩm sinh học A2 2-4 lần, mỗi lần cách nhau 5-10 ngày, tùy theo tình trạng cây.
Cần lưu ý:
+ Khi hoa đã rụng hết cánh cần kết hợp thêm công thức phun phức hợp để giữ quả, hạn chế rụng và sâu bệnh hại quả.
Công thức bao gồm: chế phẩm sinh học A2 kết hợp với một hỗn hợp thuốc tổng hợp khác gồm 3-4 thành phần khác nhau(sẽ được hướng dẫn pha chế theo công thức và dựa vào thực tế từng vùng, từng thời điểm)èQuan trọng !!!
+ Các điều kiện hội tụ rụng quả sinh lý để phòng rụng quả: Mưa nhiều, vườn không tiêu nước kịp thời, thời tiết bất lợi, thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng khi phun qua lá(vì vậy không phun đậm và thừa các dòng chế phẩm qua lá).
+ Nếu mật độ quả cao/cành cần tỉa bớt quả cho phù hợp với sức sinh trưởng của cây và tán lá.
+ Khi quả phát triển ổn định(lên tôm, tép bưởi) thì không nên phun các chế phẩm dinh dưỡng qua lá mà nên cho cây hấp thu dinh dưỡng qua dễ(hạn chế phát triển mất cân đối, gây nứt quả).
Công Thức bón phân tham khảo-thời kỳ kinh doanh:
Lượng bón: Lượng phân bón: 30kg PC + 552g N + 368g P2O5 + 600g K2O + 183g MgO + 18g S + 1.000g vôi bột trên một gốc bưởi/năm
Thời điểm bón: Chia làm 4 lần
Lần 1: Bón sau thu hoạch quả: 100% phân chuồng hoai + 100% lân + 20% đạm + 20% kali.
Lần 2: Bón thúc hoa (cuối tháng 11): 30% đạm + 30% kali.
Lần 3: Bón dưỡng hoa, quả non (cuối tháng 2): 30% đạm + 30% kali.
Lần 4: Bón thúc quả (cuối tháng 5): Bón lượng phân còn lại.
Kết hợp phun chế phẩm sinh học A2 và chế phẩm A4 để đạt hiệu quả cao nhất.
10-Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:
- a) Sâu hại:Bao gồm sâu ăn lá, sâu đục thân cành.
– Sâu ăn lá: Gồm sâu vẽ bùa, sâu nhớt, sâu xanh… phát sinh, gây hại quanh năm và chủ yếu trên lộc non. Để phòng trừ kịp thời, khi lộc non mới nhú phun thuốc Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent, Fastac… (phun theo hướng dẫn trên nhãn), phun vào sáng sớm trừ sâu non hoặc chiều tối để trừ bướm sâu vẽ bùa.
– Sâu đục thân, cành: Sử dụng biện pháp phòng là chủ yếu. Thường xuyên vệ sinh vườn cây sạch sẽ, quét vôi hoặc Boócđô 1% lên thân và cành chính mỗi năm 2 lần (giữa năm và cuối năm). Bắt hoặc phun thuốc diệt con xén tóc vào tháng 1 – 4 dương lịch. Cắt bỏ cành bị sâu hại từ tháng 2 – 5. Khi sâu đã đục vào cành, vào thân dùng thuốc trừ sâu hoặc dầu nhớt thải, bơm vào lỗ đục của sâu.
- b) Côn trùng gây hại:
– Nhện đỏ và nhện trắng: Dùng các loại thuốc trừ nhện đặc hiệu như Ortus 5SC, Danitol 10EC… phun 2 lần, lần 1 vào đợt lộc xuân và lần 2 khi quả đã lớn (tháng 5 – 6) (phun theo hướng dẫn trên nhãn).
– Bọ xít xanh vai nhọn: Gây hại nặng trên quả non, dùng Dipterex pha 0,1% để phun.
– Rệp sáp: Rệp nằm dưới mặt lá già, cuống quả tạo thành ổ với lớp sáp như bông trắng và muội đen. Rệp chích hút nhựa làm cành, lá, quả không sinh trưởng được. Rệp thường kéo theo kiến, kiến ăn chất bài tiết của rệp và tha rệp non lan truyền từ cành này sang cành khác. Biện pháp phòng trừ hiệu quả là phát hiện sớm (thấy lớp sáp trắng hoặc kiến) để thu gom diệt các ổ trứng trước khi nở. Khi rệp xuất hiện nhiều, sử dụng thuốc Padan 95SP, Sutin… (phun theo hướng dẫn trên nhãn).
- c) Bệnh hại:
– Bệnh loét sẹo: Bệnh thể hiện các vết đốm trên lá, cành 1-2 tuổi, trên thân cây con và trên vỏ quả. Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là phun phòng bằng thuốc Boócđô 1%, Aliette 0,4 – 0,8% hoặc Ridomin MZ 72WP khi thấy thời tiết âm u, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, có mưa phùn (phun theo hướng dẫn trên nhãn).
– Bệnh chảy gôm và bệnh thối gốc chảy mủ: Bệnh xuất hiện trên thân, cành cây tạo ra các vết nứt trên vỏ, làm lớp vỏ cong và chết khô.
+ Phòng bệnh bằng cách quét thuốc Boócđô 5% lên thân và cành chính mỗi năm 2 lần, phun Bordaux 1% hoặc Oxit Clorua đồng vào vụ Xuân, Hè và vụ Thu. + Khi cây bị bệnh dùng dao sắc cạo hết vết bệnh (cả phần vỏ và gỗ) rồi dùng thuốc Aliette 0,4 – 0,8 % hoặc Ridomin MZ 72WP phun lên, sau đó quét lại bằng Boócđô 10% lên vùng bị bệnh. Đặc biệt cần vệ sinh và thoát nước tốt cho vườn cây.
– Bệnh gân xanh lá vàng (Greening): Là bệnh vô cùng nguy hiểm đối với cây có múi. Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ở chùm lá ngọn các cành 1 tuổi (phiến lá nhỏ, mép cong lên hình thìa, gân lá xanh, thịt lá giữa các gân phụ biến vàng, các lá bệnh mọc chụm lại và các đốt cành ngắn).
Ks. Phạm Công Khải – Chúc bà con có những mùa bội thu